Bảo quản cơm nguội không đúng cách nếu ăn vào có khi gây ngộ độc hoặc ung thư dạ dày.
Nhiều người tin tưởng tuyệt đối vào khả năng “bảo vệ” của tủ lạnh khi bảo quản cơm 3-4 ngày vẫn sử dụng bằng cách rang lại cho gia đình ăn.
Cơm (gạo) chưa nấu có thể chứa các bào tử của Bacillus cereus, một vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm do ăn cơm nguội. Khi cơm được nấu chín, các bào tử này vẫn có thể sống sót.
Nếu cơm để ở nhiệt độ phòng, các bào tử có thể phát triển thành vi khuẩn. Các vi khuẩn này sẽ nhân lên và có thể sản xuất ra các chất độc (nội độc tố) gây nôn và tiêu chảy.
Thời gian để cơm nguội càng dài, độc tố càng sản sinh ra nhiều.
Nếu không dùng hết, bạn cần làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cơm để bên ngoài quá 5 giờ và để trong tủ lạnh quá 24 giờ thì không nên sử dụng.
Không chế biến (hâm, rang…) lại cơm nguội quá 2 lần để đảm bảo dinh dưỡng và không bị hồ hóa tinh bột.
Nếu hấp bằng nồi cơm điện có thể thêm một chút nước hoặc hấp lên trên cơm mới nấu. Hấp bằng lò vi sóng có thể giúp cơm đủ nóng mà không bị khô.
(Theo VOV)