.
.

Những thầy thuốc và tác phẩm nổi tiếng nói về ăn kiêng


Những thầy thuốc và tác phẩm nổi tiếng nói về ăn kiêng

Do ăn kiêng xưa nay luôn được các thầy thuốc Đông y coi trọng, nên các thầy thuốc và tác phẩm đề cập tới vấn đề này rất nhiều.

Thời Hán, cuốn “Thương hàn tạp bệnh luận” của Trương Trọng Cảnh là cuốn sách lâm sàng đầu tiên của Đông y, khi dùng thuốc và ăn nóng điều trị đều rất chú ý tới ăn kiêng. Nội dung của nó chủ yếu ở 2 chương là “Cầm thú ngư trùng cấm kị tịnh trị” của “kim qui yếu lược” và “Quả thực thái cốc cấm kị tịnh trị”.

Ví dụ đối với thức ăn thịt, cần phải chú ý vệ sinh. “Tất cả các loại thịt và gan, nếu bỏ xuống đất mà không dính đất thì không được ăn. Thịt lợn cho vào nước mà nổi thì không được ăn”. Đây là hiện tượng thịt đã bị ôi thiu, phải kiêng ăn. Và: “Thịt có những đốm trắng thì không được ăn”. Đây là hiện tượng thịt gia cầm bị bệnh.

ăn kiêng và Những thầy thuốc và tác phẩm nổi tiếng nói về ăn kiêng

Những thầy thuốc và tác phẩm nổi tiếng nói về ăn kiêng

Ngoài ra, sách còn nói tới hơn mười điều cấm kỵ ăn “cơm thiu, thịt ôi, cá ôi”, về vệ sinh ăn uống còn chỉ rõ: “Quả rụng, những đồ để qua đêm, côn trùng đã gặm nhấm, thì không nên ăn”. “Gạo để lâu ngày, bị mốc mục, ăn sẽ có hại cho cơ thể”. Trương Trọng Cảnh còn khuyến cáo rằng: “Người hiểu biết không chỉ quan tâm tới bồi bổ. Như vậy sẽ sinh ra tật bệnh. Nếu như ăn để sống thì cần phải biết kiêng kị”.

Thời Tấn, tập sách “Trửu hậu bị cấp phương” của Cát Hồng cũng ghi chép rất tỉ mỉ về nội dung ăn kiêng. 3 chương trong quyển 7 là “Thực trung chư độc phương”, “trị phòng tị ẩm thực truyền độc phương” và “Trị tốt ẩm tửu đại tuỷ chư bệnh phương” có rất nhiều điểm nói về việc kiêng kị trong ăn uống. Ví dụ, cá tươi, mắt đỏ không thể làm gỏi; thường sơn kị hành; thiên môn đông kị cá chép, gan dê không thể ăn cùng ô mai và ớt.

Thời Đường, tập “Ngoại trị bí yếu” của Vương Đạo đã thu thập hơn 600 bài thuốc (bao gồm cả đơn phương, nghiệm phương, bí phương của dân gian thời đó) và thường chú ý tới ăn kiêng. Ví dụ: chữa bệnh trĩ thì kiêng cá, thịt gà, thịt lẹm, rượu, đồ sống lạnh… chữa bệnh ho hoặc ho ra đờm máu thì kiêng hành tươi, tỏi tươi hoặc rong biển, rau cải trắng, đồ mặn…

Thời Tống, bộ sách lớn “Thánh tế tổng lục” của Quan Tu thu thập ghi lại 20.000 bài thuốc, phạm vi đề cập rất rộng và đã nhấn mạnh việc ăn kiêng đối với rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Ví dụ chữa bệnh táo bón không dùng bột hoa đào, sau đó cần chú ý trong 4-5 ngày, kiêng đồ khô, rang, nóng độc” .

Thời Nguyên, tác phẩm chuyên đồ về dinh dưỡng ăn uống “Ẩm thiện chính yếu” rồi coi trọng việc ăn kiêng. Trong sách có nêu “ăn uống là cần cái tinh túy của nó, xem nó có bổ dưỡng, có thích hợp hay không, nó có tính nóng hay mát, lạnh và có ảnh hưởng bệnh tật hay không?”, “Người dùng được thì dùng, người không dùng được thì nên kiêng”. “Nếu phụ nữ khi mang thai không thận trọng trong đi đứng, không ăn kiêng thì con cái sẽ bị ảnh hưởng.

Nếu ăn uống thoả thích không kiêng kị thì tật bệnh tiềm ẩn trong người sẽ phát triển. Không hiểu cái lợi ích trăm năm mà nhất thời phóng đãng thì thật là đáng tiếc. Trong cuốn “Phục thuốc thực kị” cũng đưa ra rất nhiều vấn đề về ăn kiêng.

Thời Minh Thanh, các thầy thuốc và tác phẩm nổi tiếng nói về ăn kiêng rất nhiều: “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân, “Cổ kim y thống đại toàn” của Từ Xuân Phú, “Thọ thế bảo nguyên” của Cung Diên Hiền, “Tuỳ tức cư ẩm thực phổ” của Vương Mạnh Anh, “Tuỳ viên thực phổ” của Viên Tử Tài… Thời Khang Hy nhà Phanh, cuốn “Thực vật bản thảo hội soạn” do Thẩm Lý Long biên soạn đều nói về ăn phải kiêng, uống thuốc phải kiêng, mang thai phải kiêng, không nên quá ham thích ngũ vị và rất sâu sắc, có tính thực dụng cao.

Theo sức khỏe 24h



Bài viết cùng chuyên mục