.
.

Tẩy tế bào chết đúng cách để nuôi dưỡng làn da


Lớp da chết trên mặt thường gây cản trở việc da hấp thu dưỡng chất và cũng là nguyên nhân gây mụn, da xỉn màu…

1. Tẩy tế bào chết da mặt phù hợp với từng loại da

Đối với da khô

Tẩy da chết cho mặt đối với da khô rất quan trọng bởi nếu dùng sai cách, da sẽ dễ bị tổn thương và khó phục hồi.

Nếu da khô, bạn không nên sử dụng sản phẩm tẩy da chết vật lý (cơ học) là những loại chứa hạt scrub nhỏ mà nên sử dụng các mỹ phẩm tẩy da chết nhóm alpha hydroxy acid, điển hình là acid glycolic vừa loại bỏ da chết vừa lành tính không gây tổn thương. Dưỡng chất này còn kích thích tái tạo tế bào da, tăng khả năng phục hồi tổn thương, tăng đàn hồi da, làm mờ vết nhăn và bổ sung độ ẩm.

ahr0chm6ly9zlmlzyw5vb2suy29tl3dvlzavdwqvmzyvmtgwoda5l3muanbn.jpg_61630910583

Đối với da dầu

Da đầu dễ tẩy tế bào chết hơn so với da khô, có thể áp dụng cả phương pháp vật lý và hóa học mà không cần lo da bị khô quá mức.

Tẩy da chết vật lý

Có thể sử dụng các sản phẩm tẩy da chết vật lý như hạt scrub cà phê, hạt cám gạo… Tuy nhiên cần lưu ý chọn sản phẩm có thành phần lành tính, các hạt scrub nhỏ mịn, tránh gây tổn thương da. Khi thực hiện cần massage nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh và không thực hiện trên vùng da bị tổn thương.

Ngoài ra, khi tẩy da chết ở vùng mặt, bạn có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn tại nhà như: hỗn hợp đường và dầu ô liu, bã cà phê, mặt nạ bơ, mật ong và đường để tẩy da chết… Với các hỗn hợp này, hạt scrub thường tương đối to và thô, dễ gây tổn thương da vì vậy nên massage nhẹ nhàng.

da4.jpg_801630916552

Tẩy da chết hóa học

Beta hydroxy acid: Đây là chất có khả năng tan trong dầu, tiêu biểu là acid salicylic được sử dụng trong rất nhiều mỹ phẩm tẩy da chết cho mặt. Những chất này có thể đi qua lớp dầu bảo vệ bên ngoài da, đi sâu vào các nang lông để loại bỏ tế bào da chết hoàn toàn, làm khô dầu thừa, phù hợp với da dầu mụn.

Retinoids: Là dưỡng chất có rất nhiều chức năng trong việc chăm sóc da. Nhóm chất này có nguồn gốc từ vitamin A, gồm nhiều loại như adapalene, Retinol, Alitretinoin… Ngoài việc loại bỏ tế bào da chết, retinoids còn bảo vệ da, giúp da chống lại các yếu tố gây hại như: vi khuẩn, ánh nắng mặt trời…

da5.jpg_101630915722

Alpha hydroxy acid: Đây cũng là một nhóm acid có khả năng tan trong nước, phổ biến như acid lactic có trong sữa, acid citric có trong quýt, cam, chanh… Dưỡng chất này giúp loại bỏ tế bào chết, đồng thời kích thích quá trình phục hồi và tái tạo da, dưỡng ẩm và tăng độ đàn hồi cho da.

Đối với da hỗn hợp

Da hỗn hợp rất khó chăm sóc, với những vùng da dầu (thường là vùng da chữ T gồm trán, mũi và cằm) và vùng da khô xen kẽ (thường là hai bên má) thì việc tẩy tế bào chết khá phức tạp.

Bạn có thể cân nhắc dùng các sản phẩm tẩy da chết vật lý nhẹ nhàng cho toàn bộ da mặt và sử dụng thêm sản phẩm tẩy da chết hóa học cho vùng da dầu bị mụn. Tuy nhiên cần lưu ý, không nên áp dụng kết hợp cả 2 phương pháp này trong cùng 1 ngày với cùng vùng da, bởi có thể gây kích ứng da.

Ngoài ra, sau khi tẩy da chết, chị em nên sử dụng kem dưỡng cho vùng da khô để tránh hình thành nếp nhăn và tình trạng khô nứt.

kem.png_311630915955

2. Dùng bàn chải tẩy tế bào chết cho da mặt

Sử dụng bàn chải chuyên dụng để tẩy tế bào chết trên mặt sẽ giúp việc tẩy tế bào da chết đạt hiệu quả. Khi tẩy tế bào chết bằng bàn chải, bạn nên dùng với bọt rửa mặt, thoa đều khắp mặt để các tế bào da cũ bong ra.

Tuy nhiên, cần chọn loại cọ rửa mặt có độ mềm vừa phải để tránh làm da tổn thương. Nếu cảm thấy đau rát hoặc kích ứng, bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức, sau đó rửa mặt bằng nước lạnh để làm giảm các triệu chứng.

1da.jpg_941630916401

3. Làm sạch mặt bằng khăn ấm

Đây là phương pháp cơ bản nhất mà ai cũng có thể làm được. Trước khi thực hiện thao tác tẩy tế bào chết, bạn dùng khăn ngâm trong nước ấm lau mặt để vừa chăm sóc da nhẹ nhàng, vừa giúp việc tẩy tế bào da hiệu quả hơn.

Theo Thu Vân (theo SN)/phunuonline.com.vn

 



Bài viết cùng chuyên mục