Với người cao tuổi, dinh dưỡng góp phần lớn vào việc duy trì sức khỏe và tăng sức đề kháng. Trong thời điểm dịch bệnh còn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày cho người cao tuổi càng trở nên quan trọng.
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, cơ thể của người cao tuổi cũng thay đổi theo chiều hướng dung nạp kém, chuyển hóa kém khiến họ ít mặn mà với việc ăn uống nên lâu ngày cơ thể dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đây là một nguyên nhân lớn khiến hệ miễn dịch của người lớn tuổi thêm suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và khi mắc bệnh thì rất lâu hồi phục.
Dinh dưỡng hàng ngày dành cho người cao tuổi ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, ăn đa dạng để đủ chất, ăn cân đối giữa các chất đạm, đường, béo, ăn chín uống sôi thì còn phải quan tâm đến các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như các thực phẩm giàu vitamin A, C, B, D, E, giàu các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, selen…, bổ sung thêm các lợi khuẩn, các hoạt chất sinh học có tính chất kháng khuẩn, chống oxy hóa như: tỏi, gừng, nghệ, rau gia vị, nấm… và cũng cần nhớ uống nước ấm thường xuyên để tránh bị thiếu nước.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, năng lượng mỗi ngày cho người từ 20-59 tuổi có mức hoạt động thể lực nhẹ và trung bình khoảng 1.700 – 2.000 kcal đối với nữ và 2.200 – 2.400 kcal đối với nam. Từ 60 tuổi trở đi, do vận động giảm, các chức năng giảm nên nhu cầu năng lượng cũng cần giảm khoảng 20% – 30% so với lúc trẻ.
Cùng tham khảo 2 thực đơn mẫu dưới đây do các chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood xây dựng để lựa chọn dinh dưỡng hợp lý cho người thân của mình nhé!
Thực đơn 1.700 kcal
Bữa sáng cực kỳ quan trọng để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể sau 1 đêm. Người cao tuổi có hệ tiêu hóa yếu, răng không còn chắc khỏe, lại thường quên uống nước nên bữa sáng có thể ưu tiên các món nước dễ ăn như: cháo, súp, mì, bún, phở, nui…
Thực đơn hợp lý mỗi ngày dành cho người cao tuổi cần đảm bảo theo 5 tiêu chí: ăn vừa đủ năng lượng (vừa đủ no); ăn đủ chất (ăn đa dạng các nhóm thực phẩm); ăn cân đối (tỷ lệ năng lượng hợp lý từ chất bột đường: đạm: béo) và không bỏ bữa; ăn vệ sinh và uống đủ nước.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo, một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 2000mg Natri (tương đương dưới 5g muối mỗi ngày). Vì vậy, thực đơn dành cho người lớn tuổi cần nêm nhạt để phòng chống các bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, tim mạch…
Để bổ sung năng lượng, chất đạm, canxi và các dưỡng chất quan trọng thường bị thiếu do ăn chưa đủ trong 3 bữa chính, người cao tuổi cần thêm 2-3 bữa phụ xen kẽ các bữa chính mỗi ngày với thực phẩm ưu tiên là sữa. Nên chọn loại sữa cao năng lượng như EnPlus Diamond để giúp người cao tuổi bù đắp nhanh dưỡng chất, đặc biệt là lượng đạm bị thiếu hụt vì nguồn đạm chất lượng cao trong sữa được hấp thu 100%.
Thực đơn 2.000 kcal
Ngoài ăn đủ chất, đúng bữa, việc uống nước thường xuyên cũng cực kỳ quan trọng để giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng trong mùa dịch, bởi nước làm ẩm các niêm mạc đường hô hấp, giúp giữ ẩm, ngăn sự xâm nhập của các vi sinh vật từ bên ngoài trong đó có virus.
Muốn đủ chất, người cao tuổi cần ăn đa dạng với ít nhất 15 – 20 loại thực phẩm mỗi ngày. Thức ăn cần nấu mềm, khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ để dễ tiêu hóa hấp thu và nên ăn chín, uống sôi.
Việc chia nhỏ các bữa ăn giúp giảm tải cho dạ dày và giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng được tốt hơn. Người cao tuổi nên ăn uống vào các giờ cố định và không nên bỏ bữa sẽ tốt hơn cho sức khỏe.