.
.

Tinh chất mầm đậu nành gây hại cho sức khoẻ?


Sử dụng chiết xuất tinh chất từ đậu nành có thể gây ra nhiều tác hại, thậm chí thúc đẩy tế bào ung thư phát triển.

Dù có nhiều tác dụng song nhiều nghiên cứu ghi nhận việc sử dụng đậu nành, tinh chất đậu nành (đậu tương) không giúp cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo… Trái lại, sử dụng chiết xuất tinh chất từ đậu nành có thể gây ra nhiều tác hại, thậm chí thúc đẩy tế bào ung thư phát triển.

Bác sĩ Elson Haas, Giám đốc tại Trung tâm y tế dự phòng Marin ở California (Mỹ) trong một nghiên cứu của mình cho rằng đậu nành là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng và nhiều phản ứng khác. Theo ông Haas, dị ứng thực phẩm là một dạng mẫn cảm hoặc một vài dạng khó tiêu hóa thực phẩm gây nên. Trong khi đó, những sản phẩm chiết xuất từ tinh chất đậu nành thường có chứa các chất saponins, soyatoxin, phytates, chất ức chế protease, oxalate và goitrogen… có trong đậu nành ngăn chặn việc hấp thu khoáng chất và ngăn việc sản xuất enzyme cần thiết cho tiêu hóa. Điều này gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu đối với một số người khi sử dụng quá nhiều sản phẩm từ loại hạt này.

Tinh chất mầm đậu nành gây hại cho sức khoẻ? - 1

Tinh chất mầm đậu nành được các nghiên cứu chỉ ra nhiều tác hại

Ảnh hưởng đến tuyến giáp

Tạp chí Nippon Naibunpi Gakkai Zasshi (Nhật Bản), mới đây đã trích dẫn một nghiên cứu vào năm 1991 cho thấy chỉ cần ăn hai thìa canh đậu nành mỗi ngày trong vòng  ba tháng, một người khỏe mạnh có thể mắc bệnh tuyến giáp với các triệu chứng khó ở, táo bón, buồn ngủ và bướu cổ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, Goitrogen có trong đậu nành, gây rối loạn sự trao đổi chất i-ốt và kiềm chế sự phát triển của tuyến giáp.

Trong cuốn The Whole Soy Story: The Dark Side of America’s Favorite Health Food  (mặt trái của đậu nành) của thạc sĩ Kaayla Daniel, một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng cũng cho rằng nếu bạn có bệnh về tuyến giáp, hãy tránh xa đậu nành dưới bất kỳ hình thức nào.

 Có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư

Cách đây cả chục năm, một nghiên cứu của Mỹ đã kết luận, nếu một phụ nữ sử dụng khoảng 45 mg tinh chất mầm đậu nành/ngày, sau một tháng sẽ xuất hiện những triệu chứng tương tự như đang dùng thuốc tamoxifen (một loại kháng estrogen chuyên dùng cho phụ nữ bị ung thư vú).

Nhiều nghiên cứu độc lập sau đó cũng chỉ ra, việc tiêu thụ phytoestrogen có trong đậu nành rất nguy hiểm, có thể phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh và thúc đẩy ung thư vú ở phụ nữ. HuffPost Healthy Living Meredith Melnick cũng có báo cáo cho thấy trong một số nghiên cứu ở động vật, các hợp chất có trong đậu nành mang những nét tương đồng với estrogen, có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của khối u. Một nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư vú, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, vô sinh và giảm ham muốn tình dục là do sự thống trị của estrogen. Ngoài ra, Genistin có trong đậu nành tinh chiết cũng có thể kích thích tế bào ung thư vú loại phụ thuộc estrogen.

Tăng yêu cầu của cơ thể đối với các vitamin

Nhiều chuyên gia về dinh dưỡng lâm sàng đã đưa ra lời khuyên, tốt nhất bạn không nên hoặc hạn chế tối đa việc tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc từ tinh chất mầm đậu nành, bởi đậu nành có chứa estrogen thực vật, toxin và những chất phản dinh dưỡng (antinutrient) mà bạn không thể hoàn toàn tách những chất đó ra được. Vì thế, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ tinh chất đậu nành, sẽ ngăn cản việc hấp thụ các vitamin từ các nguồn thực phẩm khác mà bạn sử dụng, đặc biệt là vitamin D và vitamin12.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hà, chuyên gia về sản khoa ở TP.HCM thì mức độ cao của acid phytic (phytates) trong đậu nành làm giảm đồng hóa canxi, magie, đồng, sắt và kẽm. “Phytates là enzyme – chất ức chế ngăn hấp thụ chất khoáng trong đường tiêu hóa của con người. Nó có mặt tự nhiên trong tất cả loại ngũ cốc, hạt, các loại hạt và các loại đậu” – bác sĩ Hà cảnh báo và cho biết do đậu nành có chứa lượng phytoestrogens cao hơn bất kỳ nguồn thực phẩm nào khác, vì vậy phá vỡ chức năng nội tiết và có khả năng gây vô sinh và thúc đẩy ung thư vú ở phụ nữ trưởng thành.

Theo Khám Phá



Related articles
Bài viết cùng chuyên mục