.
.

Top 20 thực phẩm bổ máu rẻ tiền, dễ kiếm


Thịt, gan, hải sản, bông cải xanh,… là những loại thực phẩm giúp bổ máu cho cơ thể mà bất cứ ai cũng nên biết để có được sức khỏe tốt nhất.

Thiếu máu là hiện tượng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để cung cấp oxy đến các mô. Khi đó cơ thể sẽ lâm vào tràng thái thiếu máu và làm cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, tê nhức chân tay, suy giảm trí nhớ…. Vậy có cách nào để giúp hỗ trợ bổ sung lượng máu đang thiếu trong cơ thể? Dưới đây là một số những loại thực phẩm giúp bổ máu cho cơ thể.

Hemoglobin là một thành phần quan trọng trong máu. Hemoglobin được tổng hợp trong máu nhờ chất sắt. Nếu cơ thể thiếu sắt, lượng hemoglobin cũng giảm và kéo theo đó là một loạt các triệu chứng như thiếu máu, rụng tóc, mệt mỏi và đau đầu…

Thiếu sắt có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn và dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, bổ sung chất sắt cho cơ thể hàng ngày là việc hết sức cần thiết.Dưới đây là những loại thực phẩm bổ dưỡng giàu chất sắt có thể giúp tăng lượng hemoglobin, bổ máu, phòng ngừa các bệnh liên quan đến thiếu sắt.

Thịt bò

Trong 85mg thịt bò cung cấp 2,1mg sắt. Vì vậy, có thể nói, thịt bò cũng là nguồn cung cấp chất sắt phong phú, giúp cải thiện lượng hemoglobin cho cơ thể. Nếu chọn thịt bò, bạn nên chọn thăn bò vì nó còn chứa ít chất béo nhất, giúp bạn tránh tăng cân.

  Gan

Với những người không ăn chay thì ăn gan là một cách tuyệt vời để tăng hàm lượng sắt trong cơ thể. Trong 100gr gan gà chứa 9mg sắt. Gan bò không những cũng là một nguồn chứa nhiều sắt như gan các loại động vật khác mà còn chứa ít calo và cholesterol nên rất thích hợp với những người không muốn tăng cân.

Ức gà

Ức gà là bộ phận chứa nhiều chất sắt nhất so với các thành phần khác của thịt gà. Khoảng 100gr ức gà cung cấp 0,7mg sắt. Tủy, xương, gan và thịt gà cũng giúp tăng cường hemoglobin cho cơ thể.

Hải sản

Các loại hải sản cũng có nhiều chất sắt, có ích trong việc điều trị thiếu máu. Trong các loại hải sản, sò sẽ cung cấp lượng chất sắt tối đa với khoảng 13 mg chất sắt trong 85g sò. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12.

Sôcôla đen

Nếu bạn thích ăn sôcôla, hãy chọn sôcôla đen vì ngoài hương vị thơm ngon, sôcôla đen còn giúp bạn tăng lượng sắt trong cơ thể một cách lành mạnh. Cứ 100gr sôcôla chứa 17mg sắt, nhiều hơn 83% lượng sắt cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày.

Hạt bí ngô

100gr hạt bí ngô chứa 15mg sắt, tương đương với 83% lượng sắt được khuyến cáo bạn nên bổ sung hàng ngày. Ngoài ra, hạt bí ngô cũng là một nguồn tốt cho các axit béo omega-3 và giúp giảm cholesterol nên cũng có tác dụng giúp bạn giảm cân.

Đậu lăng

100gr đậu lăng có thể làm tăng thêm 7,5mg sắt vào cơ thể. Bên cạnh chất sắt, đậu lăng còn là một nguồn tốt chứa nhiều magiê và vitamin B6, lại ít cholestẻol. 100gr đậu lăng có chứa 30gr chất xơ nhưng không có cholesterol nên rất thích hợp với những người muốn giảm cân.

Bông cải xanh

Ai cũng biết bông cải xanh có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tăng cường chất xơ giúp giảm cân. Thế nhưng không phải ai cũng biết bông cải xanh còn chứa nhiều sắt, giúp cải thiện chất lượng máu trong cơ thể. Bạn hãy ăn bông cải xanh nếu muốn cải thiện hàm lượng hemoglobin vì 100gr bông cải xanh chứa 2,7mg sắt. Ngoài ra, bông cải xanh cũng cung cấp vitamin A , C và magiê.

Đậu phụ

Nếu bạn là người ăn chay, bạn có thể chọn đậu phụ để tăng cường lượng sắt cho cơ thể. Đậu phụ cũng là một lựa chọn khác giúp cải thiện chất sắt và hemoglobin trong máu vì 100gr đậu phụ sẽ cung cấp cho bạn 5,4mg sắt.

Cá hồi

Cá hồi được coi là một loại siêu thực phẩm vì có hàm lượng axit béo omega-3 rất phong phú. Omega-3 có tác thể giúp ngăn ngừa cục máu đông và giảm nguy cơ đột quỵ, các bệnh tim mạch, huyết áp…

Thế nhưng, cá hồi cũng là một nguồn cung cấp sắt, trong 100mg cá hồi chứa 0,7mg sắt. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua loại thực phẩm vô cùng có lợi cho sức khỏe này.

Khoai tây

Mặc dù nhiều người vẫn không thích món khoai tây vì cho rằng ăn nhiều có thể gây ung thư nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, ăn khoai tây còn giúp bổ sung sắt cho cơ thể. Thực tế, khoai tây chiên rán mới là “thủ phạm” có tác hại nhiều đến sức khỏe vì nó chứa nhiều chất béo bão hòa từ dầu. Để khắc phục điều này, bạn không nên ăn nhiều khoai tây rán mà thay vào đó là các món khoai tây chế biến theo cách khác vì 100gr khoai tây chứa tới 3,2mg sắt.

Bí đỏ, cà rốt

Bí ngô, cà rốt hội tụ rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, vitamin, acid amin thiết yếu, canxi, kẽm, sắt, cobalt, phốt pho… Trong đó có vitamin B12 là một trong những thành phần quan trọng giúp tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu trong máu.

Mật ong

Mật ong giúp tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và man-gan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.

Sữa

Trong sữa chứ rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt sữa dồi dào vitamin, trong đó có vitamin B12 rất có lợi cho người thiếu máu.

Nước ép củ cải đường

Là loại rau củ có chất tạo máu trong cơ thể, củ cải đường chữa hàm lượng chất sắt phong phú giúp hồi phục các tế bào máu đỏ và hỗ trợ việc cung cấp ô-xy mới cho cơ thể. Củ cải đường tăng khả năng hấp thu oxy trong máu gấp 4 lần.

Trứng

Trong trứng có nhiều protein, vitamin, khoáng chất và sắt. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Món trứng luộc hoặc trứng tráng sẽ cung cấp nhiều năng lượng, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Nho khô

Nho khô là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những người đang thiếu máu vì chúng chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu. Trong nho khô còn có các hợp chất kiềm có tác dụng lọc sạch và loại bỏ nhiều loại độc tố ra khỏi cơ thể.

Cải bó xôi

Là một loại rau giàu dinh dưỡng, cải bó xôi rất dồi dào sắt, canxi, magiê, mangan và các vitamin thiết yếu. Sự hiện diện của chất sắt giúp loại rau này trở thành một trong những thực phẩm có khả năng phòng ngừa thiếu máu hiệu quả vì chúng giúp bù đắp lượng sắt mà cơ thể đang thiếu.

Trái cây họ cam, quít

Nhóm trái cây có họ cam, quít như cam, chanh, bưởi, quít… chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt, đồng thời còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể.

 Theo Vân Trang

Ngày Nay



Bài viết cùng chuyên mục