Cùng tìm hiểu xem, uống bao nhiêu chai nước ngọt chứa chì thì sức khỏe của chúng ta sẽ bị nguy hiểm và nguy hiểm như thế nào nhé!
Chúng ta biết rằng, chì là một kim loại rất độc, có thể ảnh hưởng đến tất cả cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Nếu nhiễm độc trong thời gian dài, chì sẽ tác động mạnh đến hệ thần kinh, làm suy yếu hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể như hệ tiêu hóa, tay, chân… Nếu nhiễm chì liều cao, chúng sẽ làm tổn thương nghiêm trọng não, thận, thậm chí khiến ta tử vong.
Chì có thể nhiễm vào cơ thể chúng ta qua đường ăn, uống, sử dụng mỹ phẩm…
Mới đây, dư luận hoang mang trước thông tin hàng trăm ngàn chai nước giải khát có hàm lượng chì cao vượt mức cho phép trôi nổi trên thị trường.
Điều này đặt ra câu hỏi là, liệu rằng, chúng ta uống bao nhiêu chai nước giải khát thì sẽ gây nguy hiểm đến cơ thể?
Giả sử chúng ta hấp thụ 100% lượng chì có trong nước giải khát vào cơ thể, mỗi chai nước giải khát ta tiêu thụ có dung tích 330ml.
Cùng với đó, hàm lượng chì trong nước giải khát được áp dụng lần lượt là 0,085 mg/l – vượt giới hạn cho phép (0,05mg/l) là 0,035 mg/l và 0,053 mg/l – vượt mức giới hạn cho phép 0,003 mg/l.
Và câu trả lời sẽ là…
Khi uống nước giải khát có nhiễm chì, chì không tác động ngay đến cơ thể mà sẽ tích tụ dần trong cơ thể bởi tốc độ đào thải chì trong cơ thể rất chậm.
Cụ thể, lượng chì hấp thu vào cơ thể không được giữ lại sẽ được đào thải chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 65%) và qua mật (khoảng 35%). Một lượng rất nhỏ qua mồ hôi, lông tóc và móng.
Trẻ em giữ lại chì trong cơ thể nhiều hơn so với người lớn, trẻ giữ lại tới 33% lượng chì so với 1-4% ở người lớn. Do đó, chì sẽ tác động rất lớn đến cơ thể của trẻ nhỏ.
Chì gây bệnh còi xương ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, nếu người dùng uống trong thời gian ngắn sẽ chưa có biểu hiện bệnh ngay bởi chì cần thời gian để tích lũy. Người tiêu dùng uống loại nước này suốt thời gian dài, liên tục thì có nguy cơ tích tụ chì trong cơ thể.
Vì thế, nếu uống nhiều, lo lắng cho sức khỏe, người dân có thể đi xét nghiệm chì trong máu, trường hợp phát hiện hàm lượng chì trong máu cao sẽ phải điều trị thải độc chì.
Theo WTO, ngưỡng chì cho phép trong cơ thể con người là 0,1 mg/l, với trẻ em dưới 0,05 mg/l mới an toàn, vượt quá ngưỡng này là gây ngộ độc chì từ nhẹ tới nặng.
Một số biện pháp đơn giản để “giải độc” chì trong cơ thể.
– Bổ sung vitamin C trong cam, chanh… để cơ thể sản sinh glutathione – hợp chất trong gan giúp loại độc tố.
– Uống 1,5 – 2l nước mỗi ngày – bởi nước là dung môi cần thiết giúp hòa tan các tạp chất trong cơ thể và đào thải dần ra ngoài.
– Tăng cường ăn cà rốt, tỏi, bắp cải, gừng, mộc nhĩ đen… – những thực phẩm có tác dụng giải độc gan, giúp đào thải các kim loại nặng ra khỏi cơ thể.
– Thở sâu để oxy tuần hoàn khắp cơ thể.
– Tập thể dục để cơ thể có thể loại bỏ chất độc thông qua đổ mồ hôi.