.
.

10 lưu ý giúp ngăn chặn chứng ngáy ngủ


Chứng ngáy ngủ luôn luôn gây khó chịu và phiền toái với những người ngủ cùng. Nếu bạn mắc phải nó, làm sao để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng “sấm rền” hằng đêm đây?

Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ, là triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ khi vùng họng sau bị hẹp lại. Khi người ngủ hít vào một lượng khí, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là tiếng ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết về việc đó. Theo cuộc nghiên cứu trên 2.000 người tại Canada thì có khoảng hơn 70% đàn ông có tật ngáy khi ngủ, và hơn 50% đàn bà cùng có tật này.

meo-hay-tri-ngu-ngay1

Ngáy ngủ không những làm phiền người nằm bên cạnh mà còn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của người ngáy. Vì họ thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường.

Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, bệnh ngáy ngủ còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như huyết áp cao, suy giảm khả năng tình dục, bệnh nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp hoặc bệnh đột tử trong khi ngủ…

1-82901

Đối với trẻ nhỏ, khi bị ngủ ngáy, trẻ thường ngủ một cách rất khó nhọc, không say, không sâu và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ do não thiếu ôxy khi ngủ. Và do khi ngủ phải há miệng để thở nên sau nhiều năm, trẻ sẽ có bộ mặt của người bị VA điển hình: Da xanh, chóp mũi nhỏ hơn, môi vều, mặt dài do xương hàm trên phát triển kém, cằm nhô ra…

Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ còn dẫn đến tình trạng trẻ bị ngừng thở khi ngủ có thể nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, với trẻ bị ngủ ngáy sẽ dễ mệt mỏi, khó tập trung học hành do thường xuyên bị thức giấc giữa đêm. Hệ tim mạch của trẻ cũng vì thế mà sẽ bị tổn thương sau một thời gian dài. Chính vì vậy, những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện và hạn chế tình trạng ngáy ngủ của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình. Từ đó, nâng cao chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của gia đình bạn tốt hơn.

1. Tránh ăn quá no

Trong các bữa ăn hằng ngày, nhất là bữa tối các bạn không nên ăn quá no. Vì việc đó vừa có ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, vừa là nguyên nhân gây nên chứng ngủ ngáy vào ban đêm cho bạn. Chính vì thế khi ăn xong sau bữa tối, bạn nên đi bộ, tập thể dục nhẹ để giúp việc tiêu hóa được nhanh hơn và đồng thời cũng giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.

5

2. Mang tất dài

Các nhà nghiên cứu phát hiện, những đôi tất dài đến đầu gối không chỉ có tác dụng ngăn tụ máu phù chân trong các chuyến bay dài, mà còn có thể giúp chúng ta chống ngáy ngủ. Nghiên cứu mới nhất của Đại học Toronto (Canada) khám phá ra rằng, những bệnh nhân mắc chứng ngừng thở khi ngủ nếu đi tất dài đến đầu gối vào buổi tối sẽ giảm được lượng chất lỏng di chuyển về cổ cũng như giảm được gần 50% số lần giấc ngủ bị gián đoạn vì ngáy.

1410495868-chuyen-la--2-

3. Khi ngủ nâng cao đầu khoảng 13cm

Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách chèn nhiều gối ở đầu giường. Nằm ngủ ở tư thế đầu cao sẽ giúp không khí lưu thông qua mũi, đường hô hấp trên và cổ họng dễ dàng hơn. Từ đó, nó giúp cải thiện chứng ngáy ngủ của bạn.

ngu-goi-dau-cao-co-lam-sao-khong-suckhoenhivn-20515-1147

4. Tránh dùng thuốc an thần, thuốc ngủ và thuốc xổ cơ bắp

Nếu dùng thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc xổ cơ bắp sẽ làm cho các cơ trong cổ giãn quá mức và dễ tạo ra tiếng ngáy.

CXZvbRkWYAUoy_6

5. Tăng độ ẩm không khí

Bạn nên tìm cách tăng độ ẩm không khí trong phòng ngủ. Vì nếu cuống họng khô do không khí thiếu độ ẩm sẽ có khuynh hướng gây ra âm rung hơn. Hay sắm trong phòng ngủ một máy điều hòa độ ẩm có thể giúp cho miệng và họng của bạn đỡ bị khô khi ngủ.

may-tao-am-kienthuc.net.vn_uhmd

6. Đi ngủ đúng giờ thường xuyên

Những người hay bị rối loạn giấc ngủ hoặc thiếu ngủ thường rất dễ ngáy. Do đó, nếu bạn tập được thói quen đi ngủ theo giờ giấc đều đặn, cơ thể sẽ không lâm vào tình trạng quá mệt mỏi và giúp bạn không phải ngáy quá nhiều khi ngủ.

ngu-dung-gio-tot-cho-suc-khoe

7. Hạn chế ăn trước khi ngủ

Tránh ăn trong khoảng thời gian 3 giờ trước khi đi ngủ. Vì điều đó sẽ làm tăng tiết nước bọt và chất nhớt, là những yếu tố gây trở ngại cho hô hấp.

a hungry girl opens the fridge

8. Hạn chế uống rượu, bia

VÌ rượu, bia gây ức chế thần kinh trung ương dẫn đến các cơ ở cổ họng bị thắt lại và làm cho không khí bị cản ở cổ họng khiến tạo ra tiếng ngáy khó chịu. Chính vì vậy, bạn nên tránh uống rượu, bia trong khoảng 4 tiếng trước khi đi ngủ.

xi-hoi-2

9. Không nên làm việc quá sức

Lao động quá sức hay quá mệt nhọc cũng có thể khiến bạn ngủ ngáy. Hãy sắp xếp một chế độ sinh hoạt, làm việc và dinh dưỡng tốt nhất sẽ là cách hiệu quả để trị bệnh ngủ ngáy của bạn.

165651_buon-ngu

10. Siêng năng vận động và thực hiện lối sống lành mạnh

Những người có cơ bắp săn chắc ít khi ngáy ngủ. Vì vậy, nếu bạn chọn cho mình một lối sống lành mạnh, siêng năng vận động, tập thể dục, thể thao sẽ khiến cho các cơ bắp ở lưỡi và cổ khỏe mạnh hơn. Khi đó, đường hô hấp trên sẽ thông thoáng hơn và không phát ra tiếng ngáy khi ngủ.

tap-the-duc

Minh Lượng/Starpress

 



Bài viết cùng chuyên mục