Chữa mất ngủ bằng Tâm sen (Tim sen) là phương pháp dân gian được rất nhiều người mách nhau sử dụng. Nhưng bạn có thắc mắc vì sao có người uống thì ngủ được, có người lại thức trắng đêm dù có khi uống cả cân (ký).
Cô Hương (Đống Đa, Hà Nội) bị mất ngủ mấy tháng nay. Được người quen mách phương pháp hãm tâm sen để uống mỗi tối sẽ giúp ngủ ngon. Thấy nhiều người nhờ cách này ngủ được nhưng không hiểu sao sau khi uống 7 ngày, chẳng những không ngủ được thêm phút nào mà mất ngủ còn nặng hơn, mệt mỏi kèm theo đau bụng, đi ngoài… Cô đến bệnh viện khám thì mới tá hỏa ra rằng hóa ra mình đã dùng Tâm sen sai cách.
Bác sỹ chia sẻ rằng, không phải ai cũng dùng được Tâm sen và không phải cứ mua về hãm uống là có hiệu quả. Dùng tùy tiện khéo lại phản tác dụng
Trước khi sử dụng cần thuộc lòng 5 thông tin sau:
1. Tâm sen (Tim sen) là mầm của hạt sen, còn được y học cổ truyền gọi là Liên tâm. Theo Đông y, Tâm sen được cho là có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, trấn kinh an thần nên thường được dùng trị mất ngủ
2. Tâm sen có vị đắng, tính hàn, quy kinh tâm.
Vì thế, Tâm sen dùng tốt cho người mất ngủ thể nhiệt với biểu hiện: mất ngủ kèm theo bốc hỏa, ù tai, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác….
Những người mất ngủ ở thể hư nhược, thể hàn với biểu hiện: khi ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc, mỏi mệt, ăn uống giảm sút, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược… mà dùng Tâm sen thì bệnh nặng hơn.
Uống tâm sen dễ gây rối loạn tiêu hóa hay đi ngoài phân lỏng…
3. Thành phần có tác dụng an thần của Tâm sen là các alcaloid
Alcaloid trong tâm sen có tác dụng ngủ ngon tốt nhưng cũng dễ gây độc với cơ thể.
Cụ thể, ở liều phù hợp, Tâm sen sẽ giúp an thần nhưng nếu hãm quá đặc (liều cao) có thể gây lo âu, hồi hộp, tim đập nhanh, khó ngủ hơn, thậm chí mất ngủ trắng đêm.
Nếu hãm quá loãng (liều quá thấp) thì vừa chưa có tác dụng gây ngủ lại vừa gây tiểu đêm làm chứng mất ngủ nặng hơn.
4. Dùng lâu ngày dễ bị tích lũy độc tính trong cơ thể
5. Dễ bị nhờn thuốc, không tạo ra giấc ngủ ổn định lâu dài
Alcaloid có tác dụng an thần là chính, giúp tạo giấc ngủ ngay nhưng tác dụng phục hồi thần kinh chưa mạnh. Người bệnh khi dùng có thể ngủ tốt một thời gian nhưng dễ mất ngủ trở lại do thần kinh vẫn yếu, quá trình điều tiết giấc ngủ chưa được phục hồi.
Dùng lâu ngày thì dễ gây nhờn thuốc.
Sử dụng Tâm sen như thế nào cho đúng?
1. Lựa chọn kỹ Tâm sen có nguồn gốc rõ ràng, không nấm mốc, đảm bảo chất lượng để tránh bị nhiễm độc khi uống
2. Sao vàng trước khi sử dụng để giảm tính hàn (lạnh) của Tâm sen
3. Kiểm soát liều dùng phù hợp với bản thân
Lúc đầu nên hãm loãng sau đó tăng dần lượng tâm sen lên đến khi có giấc ngủ ngon. Nếu có hiện tượng hồi hộp, tim đập nhanh thì cần giảm lượng Tâm sen.
Nếu dùng quá 1 tuần mà không có hiệu quả thì nên dừng sử dụng
4. Không nên dùng liên tục trên 1 tháng để tránh tích lũy gây độc với cơ thể
5. Cần sử dụng thêm các thảo dược giúp phục hồi thần kinh để tạo giấc ngủ ổn định, bền vững
Vì sao nhất thiết cần phải sử dụng thêm các thảo dược giúp phục hồi thần kinh?
Thực tế, trong quá trình đi tìm lại giấc ngủ, đa số người bệnh tìm đến các giải pháp giúp ngủ ngay mà bỏ qua việc phục hồi thần kinh nên chỉ ngủ được một thời gian rồi lại nhanh chóng mất ngủ trở lại.
Lý do là: Bởi vì gốc rễ của việc mất ngủ là do quá trình điều tiết giấc ngủ tự nhiên của não bộ bị tổn thương nên việc sử dụng các chất an thần, gây ngủ để “ép cơ thể ngủ” chỉ mang tính chất tạm thời. Muốn tạo giấc ngủ ngon tự nhiên, ổn định, bền vững thì nhất thiết cần phải phục hồi lại não bộ bị tổn thương. Sau khi não bộ phục hồi thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh được giấc ngủ mà không cần sự hỗ trợ của bất kì chế phẩm hay thảo dược nào nữa.
Đó là lý do tại các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức…luôn luôn chú trọng việc phục hồi thần kinh cho người mất ngủ. Cây thuốc đầu tay mà các chuyên gia khuyên bệnh nhân dùng là Nữ Lang.
Cây Nữ lang được mệnh danh là “vua của các thảo dược trị mất ngủ” ở châu Âu
Cây Nữ lang có tên khoa học: Valeriana officinalis, là thành viên trong họ Valerianaceae, sống chủ yếu ở châu Âu, Bắc Mỹ. Nữ lang đã được bác sỹ Galen (người đặt nền móng cho nền Y học hiện đại) dùng chữa mất ngủ từ 1000 năm trước.
PGS.TS.Nguyễn Duy Thuần (Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh) cho biết: “Đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng ở các nước như Mỹ, Thụy Sỹ, Đức chứng minh Nữ lang có tác dụng cải thiện chứng mất ngủ. Acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates có trong cây Nữ lang giúp giải tỏa lo âu, căng thẳng nên giúp phục hồi thần kinh mạnh mẽ. Từ đó giúp dễ ngủ, ngủ sâu, tạo giấc ngủ tự nhiên, ổn định, bền vững”.
Với những ưu việt đó, loài cây này cũng được sử dụng nhiều tại các nước có nền y học phát triển như Anh, Pháp, Đức…Ước tính mỗi năm, người Pháp tiêu thụ 150 tấn rễ Nữ lang. Đây cũng là trong 5 cây thuốc có doanh thu cao nhất châu Âu. Chẳng phải đơn giản, khi các bác sỹ giàu chuyên môn tại các nước châu Âu tin tưởng kê đơn cho bệnh nhân, thay thế cho các loại thuốc ngủ tân dược.
PGS.TS.Nguyễn Duy Thuần chia sẻ về nghiên cứu hiệu quả của cây Nữ lang với giấc ngủ
Thấy được điều đó, năm 2013, thông qua hợp tác khoa học, PGS.TS.Nguyễn Duy Thuần đã cùng cộng sự nghiên cứu đưa cây Nữ lang về Việt Nam.
Chiết xuất Nữ lang châu Âu được nghiên cứu kết hợp với các thảo dược dân gian như Bình vôi, Trinh nữ…để phù hợp với thể trạng người Việt. Sự kết hợp tinh tế này giúp người bệnh dễ ngủ, ngủ sâu, phục hồi thần kinh, tạo giấc ngủ bền vững.
Bài thuốc này hiện đã được bào chế thành dạng viên tiện dụng trong sản phẩm Goldream.
Theo Khampha.vn