.
.

Dự phòng tránh đột quỵ khi thời tiết nóng


Mỗi năm, Việt Nam trung bình có hơn 200.000 người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não). Một nửa trong số bệnh nhân đó đã tử vong. Những người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động. Điểm đáng chú ý là số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ đang có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, thống kê y học cho thấy số người bị đột quỵ tăng cao hơn vào hè, cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10%.

 Với đột quỵ, tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới gấp 4 lần. Độ tuổi bị tai biến mạch máu não đang dần trẻ hóa, từ 40 – 45 tuổi so với trước đây là 50 – 60 tuổi.

Các yếu tố nguy cơ đột quỵ: giới tính nam, tuổi, yếu tố gia đình, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, loạn nhịp tim, có bệnh lý về máu, người hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu….

Bên cạnh đó, như đã nói, theo thống kê y học, số người bị đột quỵ tăng cao hơn vào hè, cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10%. Khi thời tiết nóng, huyết áp có thể tăng không kiểm soát được, cộng với thói quen ăn mặn, căng thẳng cả ngày hay bị hạn chế vận động vì nắng gắt, cũng rất dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Tuy nhiên cần cảnh báo thêm về nguy cơ sốc nhiệt do nắng nóng. Phân biệt sốc nhiệt và đột quỵ: trong đó, đột quỵ hay tai biến mạch máu não với nguyên nhân là do mạch máu; còn sốc nhiệt là do nhiệt. Chúng ta rất hay bị nhầm hai triệu chứng này, song đây là hai bệnh toàn toàn khác nhau. Sốc nhiệt hay say nắng, say nóng là vấn đề sức khỏe nổi trội thường gặp khi nắng nóng, khi nhiệt độ tăng. Bệnh nhân có thể không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, họ có thể là những người phải làm việc trong môi trường nóng kéo dài.

Dự phòng tránh đột quỵ khi thời tiết nóng

  • Tuân thủ điều trị bệnh lý nền: tăng huyết áp, đái thái đường…
  • Chăm uống nước: mất nước nhiều là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ Vì vậy, chúng ta cần chịu khó uống nhiều nước và uống đều đặn để bù vào lượng nước mà cơ thể con người bị thiếu hụt. Không nên đợi đến lúc khát mới uống. Uống đủ ít nhất 2 lít nước/ 1 ngày.
  • Cố gắng vận động: thời tiết nóng làm cho chúng ta ngại vận động nhưng thực tế việc tập thể dục hoặc vận động cơ thể sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của thành mạch và làm giảm nguy cơ đột quỵ tốt hơn.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả: Các acid amin có trong thực vật sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch của chúng ta, giúp điều hòa huyết áp tốt hơn.
  • Tránh sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ trong khoảng thời gian ngắn, gây bất lợi cho sức khỏe bởi cơ thể cần thời gian để thích nghi với những thay đổi.

ThS. BS Võ Văn Tân

Trưởng khoa Nội Thần kinh

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Nguồn: tcsuckhoe.com



Bài viết cùng chuyên mục