.
.

Những đại thảm họa dự báo tác động lớn đến nhân loại


Khoa học công nghệ phát triển phần nào giúp giới chuyên gia dự đoán những thảm họa khủng khiếp như sóng thần, đại núi lửa… có thể khiến hàng triệu người gặp nguy hiểm trong tương lai.

Thảm họa đến Mặt trời
Theo một chu kỳ, Mặt trời sẽ phát ra những cơn bão lửa – những đám mây chứa các photon năng lượng và các phân tử – với mức năng lượng bằng hàng triệu quả bom nhiệt hạch nổ cùng lúc (một quả bom nhiệt hạch có sức công phá gấp 2.500 lần quả bom nguyên tử Mỹ sử dụng tại Hiroshima).

 

Những cơn bão xuất phát từ Mặt trời sẽ chạm đến tầng thượng quyển Trái đất trong vòng 1 – 2 ngày, thường thì chúng ta sẽ chẳng thấy gì khác biệt. NhưngtNhung7co1 một trong những cơn bão đạt đủ độ dày đặc, nó có thể tàn phá toàn bộ hệ thống điện trong quỹ đạo của Trái đất – chính là các vệ tinh. Còn dưới mặt đất, chúng ta có thể chịu cảnh “mất trắng” nhiều thiết bị điện do những cơn bão này gây nên.

Một trong những cơn bão Mặt trời lớn nhất được ghi nhận vào năm 1921, khiến toàn bộ hệ thống điện toán của Mỹ ngừng hoạt động. Các chuyên gia cho biết nếu hiện tượng này xảy ra trong một xã hội công nghệ như ngày nay, đó sẽ là một thảm họa. Bão Mặt trời sẽ hủy hoại toàn bộ hệ thống vệ tinh, vô hiệu hóa hệ thống liên lạc toàn cầu, Internet và hệ thống định vị cũng sẽ chung số phận.

 


Năm 2014 là một trong những đợt bão Mặt trời đạt đỉnh nhưng may mắn thay chúng ta chưa phải nhận hậu quả nghiêm trọng. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng không có gì đảm bảo trong tương lai chúng ta có thể may mắn nữa.

Đại núi lửa tại đảo Sumatra bùng phát
Hồ núi lửa Toba tại đảo Sumatra (Indonesia) hiện đang là hồ núi lửa lớn nhất Trái đất. Toba được hình thành từ hơn 74.000 năm trước bởi một vụ phun trào được đánh giá là mạnh nhất trong vòng 25 triệu năm.

 

 

Các chuyên gia ước tính, có tới 2.800 km khối tro núi lửa và dung nham được tung ra trong đợt phun trào đó, nhiều hơn 12% so với vụ phun trào của siêu núi lửa tại vườn quốc gia Yellowstone (Mỹ).
Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ, hồ núi lửa Toba đang có nguy cơ hoạt động trở lại. Các báo cáo gần đây ghi nhận rằng các loại khí từ núi lửa, cùng nhiệt độ bề mặt khu vực này đang tăng cao. Các chuyên gia dự đoán, dãy núi lửa khổng lồ say ngủ đang chuẩn bị thức giấc, khi đómột lượng tro bụi và khí SO2 khổng lồ sẽ bay vào khí quyển, gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến khí hậu toàn cầu, đồng thời gây nguy hiểm tính mạng đến ít nhất 50 triệu người tại Sumatra.

 

Vị trí khu vực Sumatra chỉ cách Ấn Độ Dương 40km, nên các khu vực lân cận có nguy cơ chịu thảm họa sóng thần vô cùng khủng khiếp.

Siêu động đất tại khu vực Bắc Mỹ

Dưới đáy Đại Tây Dương khu vực Bắc Mỹ có một khu vực hút chìm (subduction zone) – nơi mảng đại dương bị hút vào phía bên dưới mảng lục địa.

 

 

Mảng đại dương hiện nay chỉ di chuyển khoảng 40mm/năm, phần trên của khu vực này lại đang bị mắc kẹt – đồng nghĩa với việc mảng lục địa tại đây đang phải chịu một lực nén. Khi áp lực này tụ đủ, nó sẽ buộc phải bị giải phóng dưới dạng động đất.
Hệ quả một cơn địa chấn khoảng 9 độ richter được dự đoán sẽ xảy ra – với khả năng phá hủy rất nhiều thành phố. Thềm lục địa cũng được dự đoán nâng cao thêm 2m.

Khi việc này xảy ra kéo theo sóng thần là thứ sẽ kéo đến ngay sau khi động đất xảy ra và sẽ có ít nhất 7 triệu người tại khu vực này chịu thiệt hại nghiêm trọng.

 

 

Vậy có bao nhiêu khả năng điều này xảy ra? Các chuyên gia cho biết, trong vòng 10.000 năm trở lại đây khu vực này đã gánh chịu 41 trận động đất lớn, với chu kỳ 244 năm/lần. Cơn địa chấn cuối cùng mạnh 9 độ richter đã xảy ra từ 315 năm trước nên dự đoán này là hoàn toàn có cơ sở.

Sụp đổ khu vực núi lửa Hilina Slump tạo ra siêu sóng thần

Hilina Slump là một phần của núi lửa Kilauna thuộc Đảo Lớn tại Hawaii. Tuy nhiên, những dấu hiệu gần đây cho thấy khu vực này đang có nguy cơ bị sụp đổ.

 

 

Nghe có vẻ không nghiêm trọng nhưng sự thực là nếu Hilina Slump bị sụp đổ, đồng nghĩa với việc 12.000 km3 đá sẽ rơi xuống Thái Bình Dương.

Hệ quả là một siêu sóng thần sẽ nổi lên quanh khu vực này và thậm chí có thể chạm đến vùng biển phía Tây Bắc Mỹ trong vài giờ đồng hồ.

Có một số bằng chứng trong quá khứ về một vụ sụp đổ tương tự vào 120.000 năm trước tại Mauna Loa – ngọn núi lửa thuộc Hawaii. Ước tính, vụ sụp đổ tại đây đã tạo nên một siêu sóng thần với chiều cao 400m – gấp khoảng 9 lần chiều cao của tượng Nữ thần Tự do.
Ngay cả vào năm 1975 dù đó chỉ là một vụ sụp đổ tại Hilina Slump với quy mô nhỏ nhưng cũng tạo nên một trận sóng thần kéo dài đến bang California (Mỹ).

 

 

Chính vì vậy các chuyên gia lo ngại, chỉ cần một cơn địa chấn nhỏ cũng có thể khiến nhân loại phải chịu thảm họa vô cùng khủng khiếp.

Thảm họa sóng thần tại Bắc Đại Tây Dương do thời tiết thay đổi:
Khu vực Bắc Hải – Biển Bắc thuộc phía Bắc Đại Tây Dương không phải là nơi thường thấy sóng thần. Nhưng sự thay đổi khí hậu toàn cầu trong những năm gần đây đã làm các chuyên gia lo ngại thảm họa sóng thần có thể xảy ra.

 

 

So với 6.000 năm trước mực nước biển tại đây tăng mạnh do sự thay đổi khí hậu và băng tan nhanh. Điều này đã tăng áp lực lên các tảng băng ngầm tại thềm lục địa Na Uy, gây nên vụ sạt lở trải dài 300km. Hệ quả là một cơn sóng thần cao 20m đã đổ xuống đảo Shetland (Scotland), lan đến Na Uy và bờ Tây của Scotland

Xét đến mức độ thay đổi khí hậu quá nhanh gần đây, các chuyên gia đánh giá rằng có khả năng lớn lớp băng tại Greenland và tây Bắc Cực sẽ tan chảy và gây nên hiện tượng tương tự. Điều này sẽ khiến 3 triệu người Scotland và Na Uy chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

 

Nếu ngày mai là ngày tận thế, ngày kết thúc của nhân loại bạn sẽ làm gì? Bạn có hành động và làm mọi cách có thể để tồn tại như các nhân vật trong bộ phim “2012” của Holywood không?

 

Tekika tổng hợp theo nguồn: IFL Science



Bài viết cùng chuyên mục